THU HÚT KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH BẰNG MÔ HÌNH 4C BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?

Thời đại ngày nay, thị trường đang dần bão hoà và người tiêu dùng đang đứng trước nhiều sự phân vân bởi có quá nhiều sản phẩm/dịch vụ để lựa chọn. Đối với một Maketer mô hình 4C là chiến lược rất quan trọng vì thông qua đó giúp doanh nghiệp thấu hiểu thị hiếu khách hàng để từ đó xây dựng chiến lược phù hợp hơn dể thu hút khách hàng trung thành của mình.

Thuật ngữ 4C là viết tắt của 4 cụm từ Customer Solutions (Giải pháp cho khách hàng) – Customer cost (Chi phí mà khách hàng bỏ ra) – Convenience (Sự tiện lợi) – Communication (Giao tiếp/Truyền thông). Đây là mô hình được Robert F. Lauterborn phát triển và đăng tải trên báo Advertising Age vào năm 1990, là mô hình mở rộng của mô hình 4P. 4C trong Marketing không chỉ tập trung vào các yếu tố liên quan tiếp thị và bán sản phẩm/dịch vụ, mà còn tập trung vào việc giao tiếp với đối tượng mục tiêu trong suốt quá trình mua hàng của họ. Mô hình 4C giúp doanh nghiệp tối ưu đựợc những giải pháp tiếp thị, quảng bá sản phẩm/dịch vụ, giúp tăng doanh số hiệu quả.

Hãy cùng WService đi tìm hiểu sâu hơn mô hình 4C trong Marketing là như thế nào nhé!

1. Customer Solutions – Giải pháp cho khách hàng

Customer Solutions – Giải pháp cho khách hàng

– Đây là yếu tố đầu tiên của mô hình 4C, ở yếu tố này doanh nhiệp cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ đang gặp những vấn đề gì hay có nhu cầu như thế nào để từ đó nghiên cứu và sản xuất, phát triển sản phẩm/dịch vụ hữu ích mà khách hàng cần.

– Khi tập trung vào nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ đưa ra thị trường những sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu thiết thực của khách hàng, là một giải pháp hiệu quả giúp khách hàng giải quyết được vấn đề của mình thành công chứ không phải chỉ là giải pháp thu lời trong hoạt động kinh doanh của mình.

– Để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang đi đúng với yếu tố Customer Solutions thì cần trả lời được những câu hỏi:

  • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
  • Ai là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp?
  • Nhu cầu và mong muốn của họ là gì?
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại giá trị gì đến với khách hàng mục tiêu?
  • Điều gì ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàngg

2. Customer cost – Chi phí mà khách hàng bỏ ra

Customer cost – Chi phí mà khách hàng bỏ ra

– Đối với Customer cost không chỉ đơn giản là chi phí mà khách hàng bỏ ra để mua sản phẩm mà còn là những chi phí liên quan như: phí sử dụng, phí vận chuyển, bảo hành,…Vì vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường và đưa ra mức giá sao cho lợi ích sản phẩm/dịch vụ mang lại cân bằng phù hợp với mức giá khách hàng phải bỏ ra.

– Đối với yếu tố này, một số câu hỏi mà doanh nghiệp cần trả lời được bao gồm:

  • Doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm như thế nào?
  • Doanh nghiệp cần nghiên cứu những gì để đưa ra mức giá phù hợp?
  • Tổng chi phí mà khách hàng phải bỏ ra khi mua hàng là bao nhiêu?
  • Giá trị sản phẩm/dịch vụ mang lại phù hợp với mức giá

3. Convenience – Sự tiện lợi

Convenience – Sự tiện lợi

– Đối với mô hình 4C trong Marketing, sự thuận lợi sẽ không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn địa điểm hoặc nơi phân phối nữa. Sự thuận lợi cho khách hàng ở mô hình 4C có thể bao gồm việc liệu họ có thể tiếp cận được đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp một cách dễ dàng ở cả cửa hàng phân phối trức tiếp, cửa hàng trên nền tảng trực tuyến và thương mại điện tử của doanh nghiệp hay không.

– Để thích ứng với xu hướng mua hàng online thời đại 4.0, các doanh nghiệp cần phân tích thói quen mua sắm của nhóm khách hàng mục tiêu của mình để tìm biết được họ thích mua sắm trực tuyến hay tại các cửa hàng? Nếu là mua sắm trực tuyến thì họ thường mua sắm trên nền tảng nào,… từ đó xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi mua hàng.

– Để thành công ở yếu tố này, doanh nghiệp cần hiểu được:

  • Điều trở ngại nào khiến khách hàng khó tiếp cận đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?
  • Doanh nghiệp sẽ khắc phục những trở ngại này như thế nào?
  • Website thương mại điện tử của doanh nghiệp đã được tối ưu chưa?
  • Quy trình mua hàng trực tuyến, thanh toán có được đơn giản hóa và an toàn cho khách hàng không?

4. Communication – Giao tiếp/Truyền thông

Communication – Giao tiếp/Truyền thông

– Đối với Communication, doanh nghiệp cần xác định những kênh có thể giúp mình giao tiếp được với khách hàng hiệu quả.

– Giao tiếp chính là chìa khóa để tiếp cận khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thân thiết. Thay vì chiến lược truyền thông một chiều, việc giao tiếp 2 chiều với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được lòng tin của khách hàng và đem lại trải nghiệm tích cực hơn đến với họ.

– Trên cơ sở giao tiếp, doanh nghiệp có thể hiểu khách hàng của mình tốt hơn. Điều này góp phần thúc đẩy sự gia tăng của doanh số bán hàng cũng như lòng trung thành của khách hàng.

– Doanh nghiệp cần trả lời một số câu hỏi như sau đối với yếu tố Communication:

  • Khách hàng mục tiêu thường xuất hiện ở những kênh nào?
  • Doanh nghiệp đã có kế hoạch truyền thông nào vừa có thể tiếp thị sản phẩm, vừa giao tiếp, thu thập phản hồi cũng như thông tin về khách hàng chưa?
  • Sự tương tác với khách hàng mang lại lợi nhuận như thế nào? Tỷ lệ khách hàng trung thành tăng lên bao nhiêu phần trăm?

Hy vọng những chia sẻ của WService về mô hình 4C trong Marketing sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho quý doanh nghiệp trên hành trình mang lại những giá trị cho khách hàng của mình!

 

 

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ :

Địa chỉ: 98 Lâm Văn Bền, Phường Tân Kiểng, Quận 7, TP. HCM.
Hotline: 032 706 1414
Email: wservice@wgh.vn

Related Post