THUẬT NGỮ 4P VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?

Thuật ngữ 4P là viết tắt của 4 cụm từ: Product, Price, Place, Promotion. Đây  là công cụ được Marketer sử dụng để tập trung tiếp thị vào đối tượng khách hàng, thị trường mục tiêu, tiềm năng để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới.

4P Marketing là thuật ngữ xây dựng chiến lược tiếp thị lần đầu tiên được ra mắt với tên gọi Marketing Mix (tiếp thị hỗn hợp). Đây là thuật ngữ lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Ở thời điểm đó, thuật ngữ này bao gồm nhiều yếu tố: sản phẩm, kế hoạch, phân phpoois, giá cả, thương hiệu, bao bì, quảng cáo, khuyến mãi, tính cá nhân hoá. Sau đó vào năm 1960, một nhà tiếp thị nổi tiếng E. Jerome McCarthy đã chọn lọc và phân loại lại thành 4 yếu tố cơ bản cần thiết nhất góp phần ứng dụng rất lớn vào việc xây dựng & phát triển các chiến lược marketing mà ngày nay chúng được sử dụng rộng rãi và được gọi là 4P Marketing.

 4P Marketing

Việc áp dụng thành công chiến lược 4P trong Marketing sẽ ảnh hưởng tích đến quyết định mua hàng của khách hàng cũng như đánh giá sự thành công về nguồn doanh thu của doanh nghiệp. Để có cái nhìn rõ hơn về mô hình tiếp thị 4P Marketing, hãy cùng WService tìm hiểu sâu hơn nhé.

Thuật ngữ 4P có thể bạn chưa biết?

1. Product (Sản phẩm): Doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm/dịch vụ gì?

– Chữ P đầu tiên nói về “sản phẩm” doanh nghiệp đang kinh doanh. Nó có thể là một loại hàng hóa (hữu hình) hoặc dịch vụ (vô hình) không đó đếm được bằng khối lượng. Nhằm cung cấp cho thị trường người tiêu dùng để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của khách hàng như: xe hơi, điện thoại, nhà,….

– Để xác định liệu sản phẩm của doanh nghiệp có tiềm năng hay không, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Đối tượng mục tiêu là ai?
  • Mô tả sản phẩm: tên gọi, màu sắc, hình thái như thế nào?
  • Những tính năng gì của sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng?
  • Khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm ở đâu và sử dụng sản phẩm như thế nào?
  • Sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề nào của dùng hiện tại?
  • Sản phẩm của bạn khác với đối thủ như thế nào?
  • Chi phí nào là cao nhất, để khi bán ra sản phẩm vẫn có lãi?

2. Price (Giá cả): Doanh nghiệp sẽ tính phí bao nhiêu cho sản phẩm/dịch vụ ấy?

– “Giá cả” là chi phí mà người tiêu dùng phải trả cho sản phẩm của doanh nghiệp. Giá sẽ được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Để có thể định giá cho một sản phẩm, doanh nghiệp cần trả lời một số câu hỏi sau:

  • Tổng chi phí để tạo ra thành phẩm là bao nhiêu? (bao gồm chi phí cung ứng, nhân viên, phân phối,…)
  • Đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp có đủ khả năng mua sản phẩm không?
  • Giá trị mà sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đem đến cho khách hàng là gì?
  • Khách hàng của doanh nghiệp có sẵn sàng trả mức giá mà doanh nghiệp đưa ra không?
  • So sánh mức giá của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh phù hợp không?

– Trong một số trường hợp, bạn có thể tăng giá để sản phẩm có vẻ ngoài xa xỉ, hoặc giảm giá để thu hút người dùng trải nghiệm thử sản phẩm. Các nhà tiếp thị cũng cần xác định thời điểm và liệu việc chiết khấu có phù hợp hay không. Giảm giá có thể thu hút thêm nhiều khách hàng. Tuy nhiên đây là con dao 2 lưỡi, khiến sản phẩm mất đi giá trị bản chất vốn có.

3. Place (Kênh phân phối): Khách hàng sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp ở đâu?

– “Kênh phân phối” đề cập đến địa điểm mà khách hàng tìm thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Theo quan điểm của nhà tiếp thị, đó là nơi doanh nghiệp phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của mình dù thể hiện dưới hình thức cửa hàng vật lý hay trực tuyến đều được.

Khi xác định kênh phân phối sản phẩm, bạn cần quan tâm tới các vấn đề:

  • Thói quen mua sắm của khách hàng tiềm năng ra sao?
  • Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bán sản phẩm ở đâu?
  • Khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ mua hàng và hậu mãi tốt nhất ở đâu?
  • Doanh nghiệp cần đại diện bán hàng hay tự phục vụ?
  • Chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra để cung cấp sản phẩm, thông qua một kênh phân phối cụ thể là bao nhiêu?

4. Promotion (Xúc tiến): Khách hàng sẽ biết về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào?

– “Quảng cáo” là toàn bộ các hoạt động, chiến lược xúc tiến bạn sử dụng để tiếp cận thị trường mục tiêu. Những hoạt động này bao gồm: quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng,… và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi hay tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng,…

– Để lên chiến lược Quảng cáo hiệu quả, bạn cần trả lời được các câu hỏi sau:

  • Thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải thông qua việc quảng cáo là gì?
  • Đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp là ai? (Bạn đang nói chuyện với một người 65 tuổi về hưu hay các bạn trẻ?)
  • Thông điệp của doanh nghiệp được truyền tải bằng phương tiện nào? (Văn bản, video hay audio?)
  • Doanh nghiệp đang sử dụng kênh nào để truyền tải thông điệp của mình? (Tiktok hay quảng cáo trên báo? Podcast hay bản tin email? Quảng cáo truyền thống hay trực tuyến?)
  • Thời điểm nào là thích hợp nhất để quảng bá sản phẩm? Có những mùa hoặc những dịp đặc biệt nào trên thị trường? Có bất kỳ vấn đề môi trường nào ảnh hưởng đến thời gian ra mắt sản phẩm, hay giai đoạn quảng bá sản phẩm tiếp theo không?
  • Đối thủ cạnh tranh đã sử dụng các biện pháp chiêu thị như thế nào? Những biện pháp đó có ảnh hưởng đến hoạt động chiêu thị mà bạn đã chọn không?

 

#WService #Marketing

#chuyendoiso

THÔNG TIN LIÊN HỆ :

Địa chỉ: 98 Lâm Văn Bền, Phường Tân Kiểng, Quận 7, TP. HCM.
Hotline: 032 706 1414
Email: wservice@wgh.vn

Related Post